Mèo cộc đuôi Nhật Bản trong văn hóa dân gian Mèo_cộc_đuôi_Nhật_Bản

Tượng một con mèo maneki neko.

Trong văn hóa dân gian Nhật Bản, giống như ở nhiều nước khác, mèo được xem là một sinh vật tượng trưng cho sự xảo quyệt và nỗi sợ hãi và được gán cho nhiều năng lực siêu nhiên. Tuy nhiên, trong khi những con mèo đuôi dài được xem là miêu hựu (猫又), một dạng "mèo ác", thì mèo cộc đuôi Nhật Bản được xem như là biểu tượng của triển vọng tốt đẹp và tương lai hứa hẹn. Hình tượng maneki neko nổi tiếng - biểu thị cho may mắn - thường thể hiện một con mèo cộc đuôi trong tư thế ngồi bằng hai chân sau với một chân trước giơ lên cao. Mèo cộc đuôi Nhật Bản cũng xuất hiện nhiều trong hội họa truyền thống của nước này.

Một truyền thuyết về nguồn gốc cộc đuôi của nòi mèo này là, ngày xửa ngày xưa, có một con mèo đuôi dài đang ngủ thì lửa bén vào đuôi nó, và khi nó hoảng sợ chạy khắp phố thì chiếc đuôi đang bén lửa quẹt vào mọi nơi khiến cả kinh đô chìm trong biển lửa. Vì vậy Thiên hoàng đã ra lệnh rằng đuôi của tất cả những con mèo trong đất nước phải bị cắt ngắn để tránh nguy cơ hỏa hoạn tái diễn.[cần dẫn nguồn]

Trong khi các truyền thuyết cũng như mê tín thường có xu hướng ưu ái cho mèo cộc đuôi Nhật Bản, nòi mèo này dường như chỉ đơn giản là có lịch sử lâu đời hơn các nòi được công nhận khác ở đất nước này. It is also likely to have carried much prestige, bắt nguồn từ đại lục châu Á và "di cư" đến Nhật Bản thông qua Triều Tiên vào khoảng thời kỳ Phi Điểu (538-710) cùng với những thành tố khác của văn hóa Trung Hoa.[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mèo_cộc_đuôi_Nhật_Bản http://cfa.org/client/breedJapaneseBobtail.aspx http://www.cfa.org/documents/breeds/standards/japa... http://www.cfainc.org/breeds/profiles/japanese.htm... http://www1.fifeweb.org/dnld/std/JBT.pdf http://www.tica.org/members/publications/standards... http://www.tica.org/public/breeds/jb/intro.php https://archive.org/details/encyclopediaofca0000fo... https://web.archive.org/web/20070612084729/http://... https://web.archive.org/web/20120527201215/http://... https://web.archive.org/web/20140521031757/http://...